VanTaiVang có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm sẵn sàng giải đáp tất cả các câu hỏi, luôn nhiệt tình tư vấn miễn phí cho Quý Khách các vấn đề có liên quan đến vận tải.
VanTaiVang có xe tải chở hàng chạy tuyến Bắc – Nam và đi đến tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc
VanTaiVang có xe Du Lịch từ 4 chỗ đến 45 chỗ ngồi phục vụ các Lễ hội đáp ứng nhu cầu của Quý Khách
VanTaiVang có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm sẵn sàng giải đáp tất cả các câu hỏi, luôn nhiệt tình tư vấn miễn phí cho Quý Khách các vấn đề có liên quan đến vận tải.
Đến với VanTaiVang
VanTaiVang chở hàng tiết kiệm tiền cho Quý Khách
XẾP DỠ HÀNG HÓA VÀ MỘT SỐ GIẤY TỜ CẦN THIẾT TRONG VẬN TẢI HÀNG HÓA
XẾP DỠ HÀNG HÓA TRONG VẬN TẢI
Xếp dỡ hàng hóa
+ Quá trình xếp dỡ hàng bao gồm:
Thời gian làm giấy tờ thủ tục hàng hóa
Thời gian đưa xe vào vị trí xếp, dỡ hàng
Thời gian xe chờ xếp, dỡ hàng
Xếp, dỡ hàng nhanh thì thời gian xe lăn bánh được nhiều nên thời gian xếp, dỡ ảnh hưởng tới năng suất trong Kinh doanh vận tải.
+ Trách nhiệm của Người lái xe trong khi xếp, dỡ hàng:
Người lái xe cần phải nắm rõ số lượng, chất lượng hàng theo đúng yêu cầu giao nhận trên hóa đơn.
Người lái xe thực hiện tất cả các khâu trong khi xếp, dỡ hàng, thực hiện liên tục tránh lãng phí thời gian. Hàng phải được bố trí đều cân bằng cho xe, thực hiện đúng theo yêu cầu và chỉ dẫn trên các kiện hàng.
Với các hàng đóng bao, hộp từ 50kg÷100kg phải được xếp theo kiểu bậc thang, xếp theo hàng ngang từ phía trước ra phía sau xe như thế sẽ dễ kiểm đếm.
Hàng xếp trên xe phải phù hợp với chiều cao của thành xe đảm bảo đúng quy định, hàng phải được chằng buộc cẩn thận tránh bị xô lệch, tránh bị mất mát rơi vãi trong khi vận chuyển.
Hàng hóa phải có đầy đủ các loại giấy tờ đảm bảo cơ sở pháp lý.
+ Bảo quản hàng hoá trong khi vận chuyển được thực hiện theo hai phương thức sau:
Phương thức 1: Chủ hàng không có Người áp tải hàng đi theo xe, lái xe có trách nhiệm bảo quản hàng từ điểm giao đến điểm nhận hàng.
Phương thức 2: Chủ hàng có người áp tải đi theo để bảo quản giao nhận hàng, lái xe phải kết hợp với Người áp tải hàng đảm bảo an toàn tuyệt đối trong khi giao nhận, xếp dỡ hàng hai đầu.
Ký hiệu hàng hóa trong vận tải:
Hàng được đóng trong hộp, kiện, palet…có ghi ký mã hiệu cụ thể trên bao bì như tên hàng, ngày sản xuất, nơi sản xuất, số lượng, phương pháp bảo quản…
Hàng hóa xuất nhập khẩu trên bao bì có ghi rõ số vận đơn, số kiện của hàng cùng loại nơi đi (cảng đi) nơi đến (cảng đến) người giao hàng và người nhận hàng.
Ngoài ra còn có các ký hiệu như: Ký hiệu tránh mưa, ký hiệu để theo phương thẳng đứng, vị trí móc cẩu…
CÁC GIẤY TỜ CẦN THIẾT TRONG VẬN TẢI:
Các giấy tờ xe:
Giấy đăng ký xe ô tô.
Giấy chứng nhận bảo hiểm xe ô tô.
Giấy chứng nhận kiểm tra an toàn Kỹ thuật & Bảo vệ Môi trường. (Giấy chứng nhận kiểm định có dán tem kiểm định).
Sổ nhật trình chạy xe (Xe chở khách tuyến cố định).
Giấy lưu hành xe quá khổ, quá tải.
Phù hiệu xe chạy hợp đồng (Đối với xe chạy hợp đồng).
Giấy tờ của chủ phương tiện:
Đối với chủ phương tiện phải có Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh Vận tải theo đúng ngành nghề cụ thể.
Giấy tờ đối với Người lái xe:
Giấy phép lái xe phù hợp với xe đang điều khiển.
Giấy chứng nhận huấn luyện vận chuyển hàng nguy hiểm khi thực hiện công việc tương ứng.
Giấy chứng nhận đủ sức khỏe theo định kỳ đối với các lái xe Taxi.
Các loại giấy tờ đi kèm khác:
Hợp đồng vận chuyển: Hợp đồng được thực hiện trong giao dịch vận tải thuộc loại Hợp đồng Kinh tế, là cam kết thực hiện những thỏa thuận của hai bên bằng văn bản. Hợp đồng vận tải là loại chứng từ có cơ sở Pháp lý để giải quyết các vấn đề nếu có tranh chấp xảy ra. Người đại diện trước Pháp luật đứng tên trong mỗi bên của hợp đồng được ký kết phải là người có thẩm quyền cao nhất.
Nội dung trong Hợp đồng Vận tải hàng hóa có một số điểm chung với Hợp đồng vận tải hành khách.
Số lượng hàng (Số lượng hành khách).
Thời gian, địa điểm nhận hàng (đón khách).
Thời gian, địa điểm trả hàng (trả khách).
Cước vận chuyển, hình thức và thời gian thanh toán.
Thỏa thuận khác về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của các bên.
Do đặc thù vận chuyển hành khách khác với vận tải hàng hóa nên cần ghi chi tiết hơn:
+ Đối với vận chuyển hành khách cần ghi rõ: Loại xe, tiện nghi của xe, loại hành lý đem theo, số lượng và trọng lượng của hành lý. Theo quy định hiện nay khi vận chuyển hành khách theo hợp đồng trọn gói bên vận tải phải có hợp đồng đem theo.
+ Đối với vận tải hàng hóa cần ghi rõ:
Quy cách, tính chất hàng hóa.
Cách thức chằng buộc xếp, dỡ, chèn lót hàng.
Phương thức giao nhận hàng cụ thể rõ ràng.
Hải quan, Quản lý Thị trường, kiểm dịch…
Cách phòng hộ dọc đường.
Giấy đi đường:
Là loại giấy dành cho Người lái xe Kinh doanh vận tải hàng hóa, giấy được cấp cho từng chuyến hàng, cho từng xe, làm chứng từ trong khi vận chuyển.
Đơn vị vận tải dùng giấy đi đường để giao nhiệm vụ cho Người lái xe, hạch toán các chỉ tiêu Kinh tế Kỹ thuật, theo dõi sự cố xảy ra trên đường.
Giấy đi đường để Người lái xe giao dịch với chủ hàng khi giao, nhận hàng trên phương tiện phù hợp với giấy gửi hàng.
Cách thức ghi giấy đi đường:
+ Phần do người lập giấy đi đường ghi:
Ghi rõ ràng đầy đủ thông tin về Doanh nghiệp như Quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, giá trị và thời hạn của giấy đi đường…
Ghi rõ họ tên Người lái xe, số giấy phép lái xe, số đăng ký xe và Rơmooc, tải trọng của xe và Rơmooc.
Ghi rõ ngày, tháng, năm cấp giấy đi đường, có chữ ký đóng dấu của người đại diện theo Pháp luật.
+ Phần dành cho cơ quan kiểm soát ghi:
Cảnh sát Giao thông, nhân viên thanh tra và kiểm soát sẽ ghi vào mục này những thông tin cần thiết có liên quan đến quá trình của Người lái xe và xe khi lưu hành trên đường.
Tất cả các thông tin ghi nhận trên giấy đi đường phải ghi rõ ràng chính xác ngày, tháng, năm. Có đầy đủ chữ ký, cấp bậc, chức vụ của người ký.
+ Phần dành cho Người lái xe ghi:
Người lái xe ghi những lý do sự cố trên đường (nếu có) liên quan đến quá trình vận chuyển hàng như: Không tìm thấy chủ hàng hoặc xe bị hư hỏng phải quay về.
Người lái xe ghi rõ ràng chỉ số đồng hồ km chặng đường đi và về, số hóa đơn xuất hàng, phiếu xuất kho, giấy gửi hàng kèm theo hóa đợn vận chuyển hàng.
Người gửi hàng cần ghi rõ địa điểm giao, nhận hàng, tên hàng, khối lượng, trọng lượng thực tế của hàng hóa chở trên xe.
Phiếu thu cước:
Phiếu thu cước là chứng gốc để phản ánh rõ kết quả Kinh doanh Vận tải do đó phải có phiếu thu cước để làm cơ sở tính giá trị công việc vận chuyển và Dịch vụ để tính thành tiền.
Làm chứng từ thu, chi tiền cước vận chuyển và Dịch vụ.
Là cơ sở để hạch toán kết quả của quá trình vận chuyển hàng hóa.
Là cơ sở để kiểm tra hoạt động vận chuyển hàng hóa và Dịch vụ đã được thực hiện hoàn thành công việc.
Chủ hàng dùng phiếu thu cước làm chứng từ xuất tiền trả cho đơn vị vận tải, là cơ sở để xác nhận công việc vận chuyển và Dịch vụ đã hoàn thành công việc.
Nếu chở hàng lẻ, chủ hàng thuê chở từng chuyến hàng thì phiếu thu được lập cùng lúc với Hợp đồng Vận tải, làm chứng từ cho chủ hàng thanh toán tiền cước vận tải trước khi thực hiện vận chuyển.
Phiếu thu cước do bên đơn vị Vận tải lập, người lập phiếu thu cước phải có trách nhiệm ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng nội dung các mục, đồng thời chịu trách nhiệm về những thông tin của mình đã ghi chép trên phiếu thu cước.
Giấy gửi hàng:
Doanh nghiệp Vận tải sử dụng giấy gửi hàng để làm căn cứ chứng minh cho công việc vận chuyển hàng đã hoàn thành, thanh toán thu cước phía vận chuyển.
Giấy gửi hàng là chứng từ làm cơ sở pháp lý về hàng hóa chở trên xe.
Giấy gửi hàng có thể được dùng thay cho hóa đơn hoặc phiếu xuất kho.
Nếu lô hàng có người áp tải hàng đi theo xe nhưng tiền cước phí vận chuyển đã được trả cho Người lái xe thì không nhất thiết phải lập giấy gửi hàng của lô hàng, chuyến hàng đó.
Thông thường giấy gửi hàng được lập thành 4 liên giống nhau.
Liên 1,2,3 giao cho Người lái xe đem theo chuyến hàng được vận chuyển.
Liên 4 được lưu tại nơi người gửi hàng.
Người lái xe giao liên 1 cho chủ hàng.
Người lái xe giao nộp lại liên 2, liên 3 cùng với giấy đi đường của chuyến hàng đó cho đơn vị vận tải.